VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ
VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

25-05-2019 03:07:24 PM

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ

 
Ngày xưa học lịch sử ở trường, vẫn nghe rằng thực dân áp dụng chính sách "chia để trị", rằng dưới thời Pháp, nước ta bị chia thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ...
  

Thằng nào nói Pháp chia nước Việt Nam ra làm ba kỳ cho "dễ cai trị" đưa cái bản mặt ra đây chế xán cho bạt tay để tỉnh. 

Cả ba Kỳ đều do VUA MINH MỆNH phân khu đặt tên lại để quản lỳ cho phù hợp với các cải cách hành chánh mới của ông vào năm 1834, theo wikipedia: 

Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mệnh ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp.

Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834. 

Nam Kỳ (chữ Hán: 南圻) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832. 

Tuy nhiên, mình hồi đó vẫn chưa hiểu nổi sự chia cắt đó, 3 "Kỳ" đó ngăn cách nhau ra sao, vì nhìn quanh thời nay thấy người ta vẫn chia ra mà gọi thành "miền Bắc", "miền Trung", "miền Nam" mà có thấy gì là "chia cắt" đâu, vẫn là 1 đất nước dưới cùng 1 chính quyền, 1 lá cờ, 1 quốc ca

Vậy 3 miền đó bị phân biệt nhau thế nào dưới thời Pháp?

Nói 1 cách sơ sài thì, 3 "Kỳ" đó có 3 chế độ chính trị khác nhau như sau:

* ➖Nam Kỳ là thuộc địa, nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Pháp và dưới quyền Thống đốc Nam Kỳ người Pháp.

* ➖Trung Kỳ là xứ bảo hộ với chính quyền chính trên danh nghĩa là triều đình vua Nguyễn, đồng thời chịu sự kiểm soát của Khâm sứ Trung Kỳ. Hai cơ quan này không có quyền hành đối với Nam Kỳ , cũng như Thống đốc Nam Kỳ không có quyền hành trên xứ Trung Kỳ này.

* ➖Bắc Kỳ cũng là xứ bảo hộ, nhưng với hệ thống chính quyền độc lập với Trung Kỳ. Bắc Kỳ không chịu sự quản lý của triều đình vua Nguyễn. Cơ quan công quyền của Bắc Kỳ gồm có Thống sứ Bắc Kỳ và Viện dân biểu Bắc Kỳ. Trong truyện "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có nhân vật Nghị Quế chính là một ông nghị của Viện này. Mặc dù mang tên "dân biểu", có vẻ như được dân bầu lên nhưng nhìn thái độ coi người dân thua cả thú nuôi của Nghị Quế thì thấy cái Viện Dân biểu này vẫn còn nặng nề tính phong kiến lắm.
 

✔️Như vậy, việc chịu sự quản lý trực tiếp của Pháp có 1 tác dụng tích cực cho Nam Kỳ. Chính quyền Pháp khi đó đã mạnh dạn đầu tư xây dựng, đưa công nghệ vào Nam Kỳ 

Ta có thể thấy phố xá Sài Gòn được quy hoạch bởi người Pháp, với nhiều tòa nhà phong cách Pháp dành cho người cai trị. Ngoài ra vùng ĐBSCL cũng được người Pháp mang máy xáng, máy thổi đến đào kinh, đắp lộ. Miền Đông có những đồn điền cao su, Vũng Tàu được xây dựng thành nơi nghỉ mát. Đây là những điều mà Trung Kỳ và Bắc Kỳ không được hưởng.

Nói tóm lại, không cổ xúy cho việc bị làm nước thuộc điạ vì cha ông vua tôi mình bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống để lấy lại tự do cho dân tộc Việt Nam. 

Ở đây chỉ muốn nói một điều ba kỳ như đã liệt kê như trên, Pháp chỉ dựa theo sự phân chia hành chánh có sẵn từ thời Minh Mệnh mà áp đặt lại chế độ cai trị chớ Pháp không có tự chia ra ba kỳ như các thông tin khác đã áp đặt.
 
Nguồn : Yêu Sử Việt

BÀI VIẾT KHÁC

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái
Họa Sĩ Xuận Bùi Phái học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ông sinh năm 1920 và mất năm 1988. Tranh ông rất nhiều thể loại.ông rất yêu thơ của nữ sĩ Hổ Xuân Hương nên đã vẽ minh họa một số bài đặc...
Danh Ngôn Hay Của Các Bậc Vĩ Nhân.
Danh ngôn của các bậc hiền triếc hay những vĩ nhân luôn mang ý nghĩa tích cực tác động vào tâm hồn của người đọc. Nó tạo ra động lực toa lớn giúp ta có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Cầu Duyên Ở Ngôi Đền Nguyệt Lão Linh Thiêng Nhất Ở Đài Loan
Ngôi đền nhỏ thờ Nguyệt lão tại Đài Loan được cho là đã tác thành cho hàng nghìn cặp đôi nên duyên vợ chồng mỗi năm
5 Loại Giấc Mơ Không Cần Giải Thích
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những giấc mơ trong khi ngủ. Có người sau khi tỉnh dậy thì muốn giải mộng xem lành dữ ra sao. Nhưng phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giấc mơ đều có thể giải...
VÌ SAO GỌI TÊN LÀ NÚI CHỨA CHAN
Ngày xưa, khi tôi còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán...
BÙA THẦN_Môn Phái LÂM KINH THẦN VÕ ĐẠO_Tu Luyện Giai Đoạn 1
Bùa là một lĩnh vực thần bí và rất ít người được tiếp cận. Trước đây có một thời rất thịnh hành nhưng ngày nay không còn được truyền dạy nữa,nếu có thì cũng còn rất ít người có thời gian theo học. Bài...
BÙA NUÔI CON NÍT HAY ĂN CHÓNG LỚN
Con nit thường hay khóc đêm,bieng6 ăn khó ngủ... có bài viết của Thày XanAnBinh chia se nay đăng lại để lưu giữ và hy vọng sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc nuôi con nhỏ.
Phù Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú (Pháp Cầu Tài)
Pháp này thuộc về Phật Giáo Bắc Tông,ai phát lòng cầu nguyện Pháp này,thì sẽ được phú quý và an lành,mọi sở cầu về tài vật đều được mãn nguyện,muốn tu trì pháp này trước thời phải phát nguyện làm nhiều...
TÀI THẦN GANAPATI BÀI 2-3
Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), và vợ là thần...
TÀI THẦN GANAPATI  BÀI 1
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ Giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Vị...

Trao đổi qua email

Chat với chúng tôi
Gọi
Sms