SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC
SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

21-03-2018 10:16:09 AM

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC

 
SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC.
色即是空,空即是色。


Chào các bạn,
Hôm nay mình nói về câu “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”, câu quan trọng nhất của Bát Nhã Tâm Kinh, bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa.
Đối với những người thích nói, thích biện luận, đây là câu kinh được dùng nhiều nhất để nói lảm nhảm. Nhưng đối với những người cố gắng sống tử tế, thì đây là chân lý sống, dù bạn thuộc tôn giáo nào, hay trường phái tâm linh nào, hoặc là không tôn giáo nào, kể cả vô thần.
Sắc là “hình ảnh”, nói chung là tất cả những gì ta thấy được bằng mắt, hoặc thấy bằng tâm trí, như là tư tưởng hay cảm xúc của ta, và cả những gì vô hình hiện diện trong tâm trí của ta mà ta không biết… Đây là nghĩa rộng nhất của chữ “Sắc” trong kinh sách mà chúng ta có thể mường tượng. Một từ khác gói ghém ý nghĩa của “Sắc” đầy đủ nhất là “hữu vi”, hay các “pháp hữu vi”, tức là những gì “có”, có bên ngoài tâm trí hay bên trong tâm trí ta.
 
 
Các giảng sư Phật triết, thường dùng hình ảnh biển và sóng để giải thích Sắc và Không. Sắc là hàng nghìn lượn sóng trên mặt biển. Những lượn sóng này nổi lên một chút rồi biến mất, để các sóng khác nổi lên và biến mất. Rất phù du. Tưởng là có mà là không.
Nhưng cái nền bên dưới sóng là biển (hay là nước) thì luôn có đó, dù sóng có biến hiện thế nào.
Vậy thì biển là biểu tượng của cái nền tuyệt đối luôn có đó, trên đó mọi sự tương đối và phù du biến hiện. Mọi điều tương đối (hữu vi) phải có một cái nền tuyệt đối (vô vi) để đứng trên nền đó. Đây là lý luận căn bản của hầu hết mọi trường phái triết lý Đông Tây kim cổ.
Ở Tây phương và Ấn giáo, người ta thường gọi nền tuyệt đối đó là Thượng đế. Trong Phật pháp, nền tuyệt đối đó được gọi là Không – “Không” vì đó là nền rỗng lặng cho toàn vũ trụ và chẳng có tên nào gọi chính xác hơn. (“Không” chẳng có nghĩa là “không có”. Các bạn nhớ nhé. “Không” là tuyệt đối).
Nhưng con người thường suy nghĩ tách bạch: hữu vi thì khác vô vi, Sắc thì khác với Không, con người thì khác Thượng đế.
 
 
Tuy vậy Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Sóng chẳng khác biển, biển chẳng khác sóng. Sóng là biển, biển là sóng.” Điều này rất dễ hiểu vì thực ra dù ta nói gì thì ta cũng không thể tách bạch sóng ra khỏi biển, sóng chính là mặt trên của biển, và biển là nền dưới của sóng. Cả hai là một, không tách ra được.
Đó là ý nghĩa của: Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Sắc chính là Không, Không chính là Sắc. (Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc).
Chẳng có gì là khó hiểu mấy, trên phương diện lý luận.
Nhưng làm sao để sống trong tinh thần “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” ?
Tinh thần này là tinh thần sống nghiêm chỉnh nhưng đừng vướng vào đâu, đừng bám vào đâu, đừng chấp vào đâu… Tức là tinh thần vô chấp, vô trụ, vô tâm, vô niệm. Tất cả các từ này đều diễn tả một điều duy nhất: Vô chấp. Vô chấp là không vướng vào đâu, không bám vào đâu (non-attachment, non-grasping, non-clinging).
Nếu ta vô chấp, không còn chấp vào đâu cả, đôi khi kể cả không chấp vào vô chấp, thì ta đạt đạo, “tâm không vướng mắc; vì không vướng mắc nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, cứu cánh Niết Bàn”. (xem Bát Nhã Tâm Kinh lược giảng, TĐH, tr. 3)
 
 
Sống nghiêm chỉnh mà vô chấp nghĩa là sao?
Nghĩa là: Thuyết giảng tử tế như Phật thuyết giảng trong 49 năm, nhưng coi là mình chẳng thuyết giảng từ nào, vì chữ nghĩa luôn không chính xác cho người nói, lại càng không chính xác cho người nghe, giảng vậy đó, nhưng nắm được chân lý hay không là do người nghe trải nghiệm thực sự, không do giảng. Hãy xử như có giảng thật, nhưng mà không giảng. Đừng chấp vào các điều mình giảng hoặc nghe giảng. (Chính vì vậy mà Thiền tông có tinh thần “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”, bắt đầu với câu truyện ở núi Linh Sơn, Đức Phật cầm hoa đưa lên và Ca Diếp mỉm cười).
Hay làm việc cực nhọc để nuôi gia đình. Gia đình là thật, làm lụng nghiêm chỉnh là thật. Nhưng đừng chấp vào đó để làm việc đến nỗi mình bị đứng tim mà chết, vì lúc đó cả mình và gia đình của mình đều mất. Làm việc siêng năng nhưng đừng chấp để thành quá sức.
Hay xây chùa: Đó là việc nghiêm chỉnh, nhưng đừng có chấp đến nỗi làm nhiều trò ca hát lố lăng, buôn thần bán thánh, để xây Chùa. Xây chùa nhưng đừng chấp để thành ma.
 
 
Nói chung đó là con đường vô chấp của Phật gia: Không chấp vào đâu cả. Không chấp cực đoan có, không chấp cực đoan không, không chấp cả giữa đường, có thể làm tất cả mọi điều, mà tâm không vướng mắc vào điều nào, thấy mọi sự đều cần nghiêm chỉnh, nhưng mọi sự cũng chỉ đáng một cái mỉm cười…
Vô chấp, vô trụ, vô tâm, vô niệm.
無執, 無住, 無心, 無念.
Chúc các bạn luôn vô chấp.
TRẦN ĐÌNH HOÀNH
 
(Sưu tầm trên mạng)
 

BÀI VIẾT KHÁC

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái
Họa Sĩ Xuận Bùi Phái học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ông sinh năm 1920 và mất năm 1988. Tranh ông rất nhiều thể loại.ông rất yêu thơ của nữ sĩ Hổ Xuân Hương nên đã vẽ minh họa một số bài đặc...
Danh Ngôn Hay Của Các Bậc Vĩ Nhân.
Danh ngôn của các bậc hiền triếc hay những vĩ nhân luôn mang ý nghĩa tích cực tác động vào tâm hồn của người đọc. Nó tạo ra động lực toa lớn giúp ta có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Cầu Duyên Ở Ngôi Đền Nguyệt Lão Linh Thiêng Nhất Ở Đài Loan
Ngôi đền nhỏ thờ Nguyệt lão tại Đài Loan được cho là đã tác thành cho hàng nghìn cặp đôi nên duyên vợ chồng mỗi năm
5 Loại Giấc Mơ Không Cần Giải Thích
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những giấc mơ trong khi ngủ. Có người sau khi tỉnh dậy thì muốn giải mộng xem lành dữ ra sao. Nhưng phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giấc mơ đều có thể giải...
VÌ SAO GỌI TÊN LÀ NÚI CHỨA CHAN
Ngày xưa, khi tôi còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán...
BÙA THẦN_Môn Phái LÂM KINH THẦN VÕ ĐẠO_Tu Luyện Giai Đoạn 1
Bùa là một lĩnh vực thần bí và rất ít người được tiếp cận. Trước đây có một thời rất thịnh hành nhưng ngày nay không còn được truyền dạy nữa,nếu có thì cũng còn rất ít người có thời gian theo học. Bài...
BÙA NUÔI CON NÍT HAY ĂN CHÓNG LỚN
Con nit thường hay khóc đêm,bieng6 ăn khó ngủ... có bài viết của Thày XanAnBinh chia se nay đăng lại để lưu giữ và hy vọng sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc nuôi con nhỏ.
Phù Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú (Pháp Cầu Tài)
Pháp này thuộc về Phật Giáo Bắc Tông,ai phát lòng cầu nguyện Pháp này,thì sẽ được phú quý và an lành,mọi sở cầu về tài vật đều được mãn nguyện,muốn tu trì pháp này trước thời phải phát nguyện làm nhiều...
TÀI THẦN GANAPATI BÀI 2-3
Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), và vợ là thần...
TÀI THẦN GANAPATI  BÀI 1
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ Giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Vị...

Trao đổi qua email

Chat với chúng tôi
Gọi
Sms