NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM
NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY MỚI LÀ CHA ĐẺ CỦA NƯỚC MẮM

19-01-2018 01:20:14 PM

Người phương Tây mới là cha đẻ của nước mắm – cùng hàng tá điều bạn chưa biết về loại gia vị quen thuộc này

Vì được sử dụng rộng rãi tại châu Á mà người châu lục này mặc định luôn nước mắm là đặc sản của mình. Thế nhưng nguồn gốc và con đường phát triển của nước mắm sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Có một thời mà muối đắt như vàng



Chúng ta thường cho rằng ẩm thực châu Á chú trọng độ đậm đà hơn các món Tây, nhưng kì thực người phương Tây cổ còn coi trọng muối như 1 đơn vị tiền tệ vậy. Vào thời La Mã, muối được sử dụng để trao đổi hàng hóa và ổn định giá muối là yếu tố được các hoàng đế La Mã quan tâm hàng đầu. Để tiết kiệm muối và dùng được nhiều hơn, họ nghĩ ra cách ướp cá với muối, sinh ra một dung dịch có vị mặn – được xem là tiền thân của nước mắm ngày nay. Vết tích của các bình nước mắm đầu tiên đã được phát hiện tại Hy lạp vào thế kỉ thứ III – IV TCN. Cách chế biến của họ khác đơn giản, ướp muối các loại cá biển có sẵn như cá chình, cá mòi hoặc cá cơm… gọi là garum. Tùy theo phụ gia mà chia thành 3 “đẳng cấp” nước chấm là oenogarum (trộn với rượu vang), oxygarum (trộn với giấm) và meligarum (trộn với mật ong).



Thế người Hy Lạp dùng nước mắm ra sao? Họ cũng áp dụng nó phổ biến như chúng ta ngày nay: làm sốt chấm thịt, ướp thịt, trộn rau củ, tăng độ mặn cho món hầm và thậm chí là… phết bánh mì. Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng nước mắm đã cực kì phổ biến và thân thuộc với các nước châu Âu cổ đại thế đấy!

 

Di tích của một xưởng nước mắm hoành tráng tại Tây Ban Nha, chứng tỏ độ phổ biến của loại gia vị này trong thời cổ đại.
 
Con đường lan truyền và thăng hoa tại châu Á


Nước mắm là đặc sản của các nước phương Tây cổ và họ đem nó đi buôn bán, trao đổi khắp nơi. Nhiều ý kiến cho rằng thông qua con đường tơ lụa mà nước mắm được truyền tới châu Á – nơi nó phát triển rộng rãi và đặc sắc hơn nữa.

Khi đế chế La Mã sụp đổ, kéo theo công thức chế biến nước mắm thì người phương Tây cũng nhận ra loại gia vị này thật “vô bổ”: Ở vùng đất quanh năm lạnh nhiều hơn nóng, họ muốn dùng muối để ướp các loại thịt nguội, xúc xích ăn cho chắc bụng chứ không làm mắm. Cũng từ đó, các loại bacon, ham và salami đặc trưng cho ẩm thực phương Tây bùng nổ. Ngược lại, người dân châu Á cực kì hoan nghênh nước mắm, mày mò cách làm mắm của riêng mình và phát triển nó. Chủ yếu do khí hậu châu Á hợp với nghề làm mắm hơn cả: nắng nóng nhiều làm việc phơi muối nhanh hơn, muối không quá khan hiếm như ở phương Tây.



Thế nhưng đến thế kỉ 14, khi người Trung Quốc tìm ra nước tương thì nước mắm một lần nữa bị “thất sủng” tại khu vực Đông Bắc Á. Thấy tương len men hợp khẩu vị hơn, hợp với thực phẩm mùa đông lạnh buốt hơn, người Trung Quốc và Nhật dần bỏ thói quen dùng nước mắm. Song ở các nước Đông Nam Á, loại gia vị này vẫn thịnh hành nhờ bốn mùa ít thay đổi, có nắng, có gió, có biển quá phù hợp với nghề làm mắm và muối. Nước mắm không chỉ là gia vị thân thuộc, mà còn hình thành 1 cộng đồng chuyên nghề cào muối, ướp mắm ăn sâu vào văn hóa khu vực.

Và thế là từ nơi xa xôi nhất và tiếp cận chậm nhất với nước mắm, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng lại trở thành đại diện cho loại gia vị đặc sắc này.

 


Món ngon từ nước mắm

Nói như thế không có nghĩa là người Trung Quốc và Nhật Bản – thậm chí là người phương Tây nữa – không dùng nước mắm. Họ đều có công thức nước mắm của riêng mình. Ở Ý còn lưu truyền nước mắm Colatura di Alici theo công thức khá sát với nước mắm thời La Mã, họ dùng nó để trộn pasta, tăng độ mặn. Tương tự ở vùng Noto, người Nhật vẫn có loại nước mắm từ mực hoặc cá dùng trong món lẩu.



Song không thể phủ nhận rằng, so với các quốc gia khác, nước mắm chỉ xuất hiện trong 1 vài công thức đặc sản, đóng vai trò như chất tạo mặn thì ở Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam – nó đã được biến hóa hóa và nâng tầm hơn nhiều.

Nhìn chung, người Việt rất giỏi dùng nước mắm. Nhiều món chỉ lấy mắm làm gia vị chính mà đặc sắc vô cùng: gà chiên nước mắm, mực chiên nước mắm, xoài ngâm mắm đường… đều là món ngon giản dị từ mắm. Bên cạnh đó, người Việt còn sáng tạo ra nhiều loại nước chấm đặc sắc từ nước mắm. Nếu người phương Tây tự hào về 5 loại sốt cơ bản làm nên ẩm thực Pháp cao cấp, thì chúng ta cũng có thể hãnh diện về nước mắm tỏi ớt hoặc nước mắm me.



Từ loại nước mắm bình thường thôi, thêm chút nước chanh, tỏi, ớt, đường và nước là có ngay tô nước chấm đủ vị chua cay mặn ngọt. Khó mà tưởng tưởng đặc sản nem rán hay cơm Tấm mà thiếu đi loại nước chấm này. Một sáng tạo đặc biệt khác là nước mắm me, gồm mắm, me dầm nát, ớt, nước ấm và 1 số nhà còn thích cho nhiều đường tạo vị chua ngọt (theo đúng khẩu vị người miền Nam). Mắm me cũng đa dạng hương vị như mắm tỏi ớt, nhưng hợp ăn với các món hải sản như khô cá, mực và ốc vì nó khử mùi tanh rất tốt.


 


Trong bữa ăn truyền thống Việt Nam, thứ đặt giữa mẫm cơm là bát nước mắm, với ý nghĩa chia sẻ và gắn kết các thành viên với nhau. Không phải món thịt thà cầu kì gì, mà chính là bát nước mắm nhỏ xíu thân thuộc nhưng nấu cơm là phải có. Nước mắm xuất phát từ phương Tây nhưng thăng hoa ở châu Á, gắn bó với ẩm thực và văn hóa châu Á như thể đó mới là quê hương của nó. Con đường ẩm thực luôn đầy những lương duyên bất ngờ và lí thú như vậy đấy.

 

TSUBAKI, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

BÀI VIẾT KHÁC

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái
Họa Sĩ Xuận Bùi Phái học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ông sinh năm 1920 và mất năm 1988. Tranh ông rất nhiều thể loại.ông rất yêu thơ của nữ sĩ Hổ Xuân Hương nên đã vẽ minh họa một số bài đặc...
Danh Ngôn Hay Của Các Bậc Vĩ Nhân.
Danh ngôn của các bậc hiền triếc hay những vĩ nhân luôn mang ý nghĩa tích cực tác động vào tâm hồn của người đọc. Nó tạo ra động lực toa lớn giúp ta có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Cầu Duyên Ở Ngôi Đền Nguyệt Lão Linh Thiêng Nhất Ở Đài Loan
Ngôi đền nhỏ thờ Nguyệt lão tại Đài Loan được cho là đã tác thành cho hàng nghìn cặp đôi nên duyên vợ chồng mỗi năm
5 Loại Giấc Mơ Không Cần Giải Thích
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những giấc mơ trong khi ngủ. Có người sau khi tỉnh dậy thì muốn giải mộng xem lành dữ ra sao. Nhưng phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giấc mơ đều có thể giải...
VÌ SAO GỌI TÊN LÀ NÚI CHỨA CHAN
Ngày xưa, khi tôi còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán...
BÙA THẦN_Môn Phái LÂM KINH THẦN VÕ ĐẠO_Tu Luyện Giai Đoạn 1
Bùa là một lĩnh vực thần bí và rất ít người được tiếp cận. Trước đây có một thời rất thịnh hành nhưng ngày nay không còn được truyền dạy nữa,nếu có thì cũng còn rất ít người có thời gian theo học. Bài...
BÙA NUÔI CON NÍT HAY ĂN CHÓNG LỚN
Con nit thường hay khóc đêm,bieng6 ăn khó ngủ... có bài viết của Thày XanAnBinh chia se nay đăng lại để lưu giữ và hy vọng sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc nuôi con nhỏ.
Phù Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú (Pháp Cầu Tài)
Pháp này thuộc về Phật Giáo Bắc Tông,ai phát lòng cầu nguyện Pháp này,thì sẽ được phú quý và an lành,mọi sở cầu về tài vật đều được mãn nguyện,muốn tu trì pháp này trước thời phải phát nguyện làm nhiều...
TÀI THẦN GANAPATI BÀI 2-3
Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), và vợ là thần...
TÀI THẦN GANAPATI  BÀI 1
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ Giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Vị...

Trao đổi qua email

Chat với chúng tôi
Gọi
Sms