NÓI DỐI

NÓI DỐI

NÓI DỐI

NÓI DỐI

NÓI DỐI
NÓI DỐI

NÓI DỐI

19-01-2018 03:18:59 PM
Thật không may cho những ai sống bên cạnh người có tính xấu thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ đảo lộn!
Xảo ngôn thực sự là gì?
Xảo ngôn là người nói khéo, khéo đến mức bạn không bao giờ thấy được lời nói của họ là xảo trá, mà trái lại, họ sẽ cố gắng làm cho bạn tin tưởng họ. Người xảo ngôn cũng là người dẻo miệng, người lúc nào cũng lo trau chuốt sao cho lời nói bóng bẩy, bay bướm. Đó thường là người thiếu thành thật, là người chuộng hình thức và thường tìm mọi cách để che đậy những ý nghĩ xấu xa của mình.

 
Nhưng bạn đừng lầm lẫn giữa người xảo ngôn với người lịch sự, người xảo ngôn luôn luôn dùng lời nói của mình để làm cái bẫy đối với mọi người, dĩ nhiên trong đó có cả đối tượng mà họ muốn chinh phục, người xảo ngôn bao giờ cũng dùng cái miệng của mình như một vũ khí có lợi cho mình, tất nhiên sẽ có hại cho người khác. Còn người lịch sự, họ rất biết điều, họ tôn trọng mọi người và nói năng tự trọng, khiêm tốn, và họ không dùng ngôn từ để làm tổn hại bất kỳ ai.
Những lời nói dối chân thành
Tôi không chắc rằng không có ai trong suốt cuộc đời chưa từng nói dối. Con người mà, có phải thánh nhân đâu! Nhưng những lời nói dối mà lý do và thông điệp của nó lại mang đến sự an lành vui vẻ như lời bác sĩ Thành buổi sáng hôm đó và của các con cô Hoa, người quen của mẹ tôi thì cả gia đình tôi đều phải nhớ ơn. Lời nói dối khiến nhiều người phải biết ơn như thế đôi lúc cũng rất cần thiết cho cuộc sống này, phải vậy không?
Cách đây hơn 6 năm, mẹ tôi khi ấy bệnh tình đã rất nặng. Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn đã trả mẹ về nhà. Sự sống của mẹ tôi lúc đó chỉ còn được tính bằng ngày, bằng tuần chứ không còn là tháng là năm. Sự đau đớn và lo lắng khiến tất cả những thành viên trong gia đình tôi rơi vào tuyệt vọng. Nhưng chúng tôi quyết định giấu mẹ hồ sơ bệnh án, giấu mẹ tất cả mọi điều có thể làm cho mẹ buồn trong những ngày cuối cùng, trong đó có lý do xuất viện. Đêm trước ngày đưa mẹ quay về nhà sau đợt điều trị dài ngày ở viện không còn nhớ là lần thứ mấy, tôi đã đến tận nhà riêng của bác sĩ Thành, người đã trực tiếp điều trị cho mẹ tôi, nhờ ông sáng hôm sau đến tận giường bệnh của mẹ tôi, để nói với bà rằng bệnh mẹ tôi đã bớt nhiều, rằng mẹ tôi không bị ung thư như chẩn đoán ban đầu mà chỉ bị viêm thận cấp, không cần nằm viện cho ngột ngạt tù túng, về nhà điều trị ngoại trú sẽ tốt hơn…

 
Nghe những lời nói đó, mẹ tôi trở nên vui vẻ và lạc quan lắm. Cái vẻ thiểu não có phần tuyệt vọng đã ngự trị trên gương mặt bà hơn một năm trời sau ngày nghe tin mình mắc bệnh nan y gần như biết mất. Gia đình tôi, dù rất đau đớn biết thời gian ở bên cạnh mẹ không còn nhiều, nhưng nhìn mẹ vui vẻ trong những ngày cuối cũng thấy lòng ấm hơn. Mẹ tôi về nhà rồi, cứ vài ba ngày lại điện thoại cho một người bạn tên Hoa bà đã thân quen khi đi điều trị tại bệnh viện Ung Bướu để hỏi thăm bệnh tình. Và cũng may thay, gia đình người phụ nữ đó đã chọn một cách nói rất khéo để trả lời mẹ tôi, rằng lúc thì dì Hoa – tên người phụ nữ kia, đang đi du lịch xa, khi thì dì ấy vừa ra khỏi nhà. Thực tế thì người phụ nữ đó đã mất trước mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi đinh ninh như vậy, bà cứ tin tưởng rằng không phải ai đã nhập viện ở Ung Bướu đều mắc bệnh ung thư và không thể chữa khỏi.
Lời nói dối -  Nguy hiểm hơn lưỡi dao
Với những ai thích đọc sách xưa kiểu như Kim Dung truyện thì chắc chắn đều biết hai chữ thường đi chung với Xảo Ngôn là Gian Kế. Không phải vô tình mà chữ Xảo ấy lại đi liền kề chữ Gian. Và trong trường hợp này, xảo không còn là khéo léo, giỏi giang ở một chừng mực nào cả, nó đã chuyển sang sắc thái của sự dối trá, xảo quyệt. Sự gian xảo trong lời nói đôi khi còn nguy hiểm hơn một lưỡi dao. Bởi những điều lật lọng của cái lưỡi không xương khiến người Tây phương đúc kết ra câu ngạn ngữ “Sự tráo trở còn khó lường hơn một đường đạn”. Tất nhiên khi ra đời, trên bước đường mưu sinh, không ai là chưa từng gặp những kẻ tiểu nhân hay ngụy quân tử. Không ít thì nhiều, bất kỳ người nào cũng đôi lần vấp ngã bởi đã đem niềm tin đặt nhầm chỗ nơi những kẻ xảo ngôn.

 
Nếu kinh nghiệm sống còn non nớt, sẽ là rất khó để giúp bạn nhận ra kẻ tiểu nhân mang bộ mặt đạo đức hiền hậu luôn nói lời ngon ngọt. Cái mặt nạ kia chỉ rơi xuống khi bạn nhận ra mình vừa sập bẫy. Trước đó, bạn chắc chắn sẽ luôn cảm kích và tràn đầy lòng tin yêu với kẻ luôn ra vẻ coi bạn là người thân, là cánh tay trái cánh tay phải đắc lực… Bạn sẽ không thể mảy may nghi ngờ cái con người thường hay lấy danh dự, tính mạng ra để thề nguyền, để chứng minh cho lòng tốt của họ. Bạn cũng không thể nhìn thấy mặt trái của nụ cười thân thiện, những câu động viên mà chỉ sau khi nhận ra mình đã đưa tay cho quỷ nắm bạn mới biết đấy là những câu nói đểu, bởi họ vẫn cứ cậu cậu tớ tớ nói cười với bạn, vẫn tay trái bấm điện thoại nhắn cho bạn những tin nhắn đầy tình cảm, còn tay phải đưa lưỡi dao đâm xéo sau lưng bạn lúc nào không biết. Bạn sẽ gục ngã mà môi vẫn nở nụ cười với họ - những kẻ xảo ngôn.
Đức Khổng Tử cũng nói rằng “Xảo ngôn loạn đức”, nghĩa là “Lời nói dối trá làm rối loạn đạo đức”. Thật không may cho những ai sống bên cạnh với những người có tính xấu thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ đảo lộn!
Một người chồng hay người vợ nói dối, hôn nhân sẽ không lâu bền. Một người con nói dối, cha mẹ sẽ đau khổ. Nhân viên nói dối, công sở trì trệ, khó phát triển. Một cộng đồng nói dối, xã hội bất hạnh.

 
 
Kê toa cho bệnh xảo ngôn
Có ai chưa từng nói dối nhỉ? Bạn có nói dối thường xuyên không? Tại sao bạn nói dối? Bạn nói dối... chuyên nghiệp không? Bạn có ghét nói dối không? Theo tôi, dù nói gì và có nói dối giỏi đến đâu thì sự thật vẫn là sự thật. Không ai nói dối mãi được!
Bàn về các vấn đề nói dối thì khỏi nói rồi, từ sâu xa đến nhỏ nhặt, từ không-thể-không-nói-dối vì một lý do khó nói nào đó cho đến nói dối như cơm bữa, mắt không chớp, mặt tỉnh queo, đến mức không ai có thể nghi ngờ. Tôi đã gặp nhiều người thích nói dối dù đôi khi không đáng, nhưng nếu bảo là bệnh thì họ không chấp nhận. Họ nói đó chỉ là “thói quen”!?
Tôi cũng đã gặp nhiều người ghét cay ghét đắng sự dối trá này, không tha thứ cho bất kỳ sự dối trá nào, dĩ nhiên không cực đoan nhưng rõ ràng là không hài lòng.
Người thành thật ư? Tôi nghĩ họ dũng cảm. Người lớn dạy trẻ con rằng nói dối là xấu, song bản thân họ vẫn nói dối. Trẻ con ấy lớn lên cũng sẽ nói dối, đa phần chẳng cần ai dạy. Còn bài học tuổi thơ, tôi cho rằng chỉ có ý nghĩa là giúp người ta luôn luôn ghi nhớ rằng nói dối là xấu và chỉ nên dùng đến nó khi thật cần thiết mà thôi. Có người bảo do cuộc sống nên người ta không thật thà được. Thật thà là ngáp luôn. Cũng đúng thôi, quy luật mà, khác người thì thường dễ chết lắm. Nói dối nhiều thì thành quen, quen rồi thì thấy bình thường, chả có gì lạ. Có điều, nếu bạn không muốn nói dối thì có Chúa mới ép được.

 
Theo tôi, xảo ngôn hay nói dối là bệnh trong Tâm. Mà đã là bệnh trong Tâm thì Y học không thể chữa trị, vì chữ Lợi đã làm mờ cái Tâm. Tâm đã mờ thì Nhân lệch lạc. Lúc đó, chỉ có chiếc gương Sám Hối mới có thể giúp người mắc bệnh xảo ngôn soi mình, tự tìm thuốc cứu chữa làm sáng lại cái Tâm.
THU TRANG - ĐÔ Thế giới đàn ông
(Sưu tầm trên mạng)
 
 

BÀI VIẾT KHÁC

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái
Họa Sĩ Xuận Bùi Phái học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ông sinh năm 1920 và mất năm 1988. Tranh ông rất nhiều thể loại.ông rất yêu thơ của nữ sĩ Hổ Xuân Hương nên đã vẽ minh họa một số bài đặc...
Danh Ngôn Hay Của Các Bậc Vĩ Nhân.
Danh ngôn của các bậc hiền triếc hay những vĩ nhân luôn mang ý nghĩa tích cực tác động vào tâm hồn của người đọc. Nó tạo ra động lực toa lớn giúp ta có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Cầu Duyên Ở Ngôi Đền Nguyệt Lão Linh Thiêng Nhất Ở Đài Loan
Ngôi đền nhỏ thờ Nguyệt lão tại Đài Loan được cho là đã tác thành cho hàng nghìn cặp đôi nên duyên vợ chồng mỗi năm
5 Loại Giấc Mơ Không Cần Giải Thích
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những giấc mơ trong khi ngủ. Có người sau khi tỉnh dậy thì muốn giải mộng xem lành dữ ra sao. Nhưng phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giấc mơ đều có thể giải...
VÌ SAO GỌI TÊN LÀ NÚI CHỨA CHAN
Ngày xưa, khi tôi còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán...
BÙA THẦN_Môn Phái LÂM KINH THẦN VÕ ĐẠO_Tu Luyện Giai Đoạn 1
Bùa là một lĩnh vực thần bí và rất ít người được tiếp cận. Trước đây có một thời rất thịnh hành nhưng ngày nay không còn được truyền dạy nữa,nếu có thì cũng còn rất ít người có thời gian theo học. Bài...
BÙA NUÔI CON NÍT HAY ĂN CHÓNG LỚN
Con nit thường hay khóc đêm,bieng6 ăn khó ngủ... có bài viết của Thày XanAnBinh chia se nay đăng lại để lưu giữ và hy vọng sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc nuôi con nhỏ.
Phù Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú (Pháp Cầu Tài)
Pháp này thuộc về Phật Giáo Bắc Tông,ai phát lòng cầu nguyện Pháp này,thì sẽ được phú quý và an lành,mọi sở cầu về tài vật đều được mãn nguyện,muốn tu trì pháp này trước thời phải phát nguyện làm nhiều...
TÀI THẦN GANAPATI BÀI 2-3
Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), và vợ là thần...
TÀI THẦN GANAPATI  BÀI 1
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ Giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Vị...

Trao đổi qua email

Chat với chúng tôi
Gọi
Sms