NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI
NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

20-03-2018 04:02:31 PM

NGUỒN GỐC CỦA MỌI TỘI LỖI

 
Chào các bạn,

Hồi trước đọc Thánh Kinh, có một điều mình không hiểu, đó là chuyện Adam và Eva không nghe lời Thượng đế, ăn trái cấm, cho nên bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng và con cháu, tức là chúng ta ngày nay, mang Tội Tổ Tông (Original Sin) do di truyền từ Adam và Eva.

Trên bề mặt triết l‎ý, câu chuyện này có vẻ bất công—ai làm nấy chịu, mắc mớ gì đến tui, bao nhiêu trăm nghìn năm rồi, mà tui vẫn phải chịu tội cho cái ông dại gái đó là sao?

Dù vậy, chúng ta vẫn không dễ gạt bỏ câu chuyện đó ra ngoài 100%, bởi vì chính ta cũng nhận thấy là có cái gì đó trong ta luôn thúc đẩy ta làm điều xấu, điều tồi, điều ta không muốn làm, điều ta làm xong là ân hận… Sự thúc đẩy bên trong đó phải chăng là Tội Tổ Tông, cái gốc di truyền, làm chủ mọi hành động tồi tệ tội lỗi của ta ?

Cho đến ngày nay, mình hiểu Tội Tổ Tông, cái gốc thúc ta làm chuyện bậy đó là gi.

Đó là “cái tôi”.

Chúng ta sinh ra là đã có “cái tôi” đi theo. Và từ đó ta được giáo dục để vun bồi cái tôi của mình—học giỏi, đẹp, nhiều tài, giật đủ mọi giải thưởng, nổi tiếng, vợ/chông đẹp, chức tước, con cái giỏi giang, nhà cửa cao rộng… Tất cả đều là cái tôi.
 
 

Rồi vì những thứ ta mơ tưởng đó mà sinh ra kiêu căng, cạnh tranh, ganh tị, giành giật, trầm uất, đau khổ, nước mắt, làm tình làm tội nhau, kể cả giết nhau…

Tất cả đều từ cái tôi mà sinh ra. “Cái tôi” là Tội Tổ Tông mà mỗi chúng ta sinh ra đã có nó đi theo.

Và dẹp bỏ được cái tôi đó—vô ngã—là đạt được Niết Bàn.

Hay trong nhà thờ Ki tô giáo, “rửa tội” với nước (Baptism) là hình thức tuyên bố tôi trở lại với Thượng đế, giao phó hồn và xác tôi hoàn toàn vào tay Thượng đế, tức là total submission, loại bỏ cái tôi hoàn toàn khỏi tay tôi.

Dù trong truyền thống tâm linh nào, thì “cái tôi” cũng là nguồn gốc mọi tội lỗi. Và không những đó là nguồn gốc mọi tội lỗi, đó còn là nguồn gốc của mọi thất bại ở đời.
 

Quan Vân Trường

Quan Công (Quan Vân Trường), thần râu dài mặt đỏ cầm Thanh Long Đao, được người Trung quốc thờ phượng như vị thánh rất lớn của Trung quốc, vì lúc còn sống rất thanh liêm chính trực, tín nghĩa. Nhưng Quan Công vẫn chết vì cái tôi—tự xem mình hơn tất cả mọi người nên cuối cùng cũng rơi vào vòng vây hãm mà không có người cứu, nên phải chết.

Cái tôi cao thì teamwork tồi, đường công danh khó tiến. Làm lãnh đạo mà cái tôi lớn thì có lúc sự nghiệp sụp đổ. Trong đời sống cá nhân thì cái tôi làm cho mọi liên hệ với bạn bè thành yếu kém. Ngay cả liên hệ tình yêu, hay với mọi người trong gia đình–vợ/chồng con cái– cũng thành một chiều, không có sức mạnh.

Tức là, cái tôi không chỉ là nguồn gốc của mọi khổ đau và tội lỗi như nhà Phật nói, nó còn là nguồn gốc của nhiều thất bại của ta trên đời.
 

Dẹp bỏ cái tôi—yêu quý và quan tâm đến mọi người quanh mình—chính là cuộc chuyển hóa lớn lao, mở cho chúng ta một con đường mới, trong đó ta sẽ thành công hơn trong việc mang lại hạnh phúc an lạc cho chính ta, và thành công hơn trong mọi công việc ta làm ở đời, dù đó là kỹ thuật, kinh doanh hay chính trị.
 
 

Cho nên các bạn hãy thực tập giảm bớt cái tôi và tập trung vào yêu người, qu‎ý người. Khiêm tốn. Bạn chỉ có một cách giảm cái tôi là yêu người, qu‎ý người. Không thể khiêm tốn mà không yêu quý người khác.

Chúc các bạn một ngày thành đạt.

Mến,
Trần Đình Hoành

BÀI VIẾT KHÁC

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái
Họa Sĩ Xuận Bùi Phái học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ông sinh năm 1920 và mất năm 1988. Tranh ông rất nhiều thể loại.ông rất yêu thơ của nữ sĩ Hổ Xuân Hương nên đã vẽ minh họa một số bài đặc...
Danh Ngôn Hay Của Các Bậc Vĩ Nhân.
Danh ngôn của các bậc hiền triếc hay những vĩ nhân luôn mang ý nghĩa tích cực tác động vào tâm hồn của người đọc. Nó tạo ra động lực toa lớn giúp ta có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Cầu Duyên Ở Ngôi Đền Nguyệt Lão Linh Thiêng Nhất Ở Đài Loan
Ngôi đền nhỏ thờ Nguyệt lão tại Đài Loan được cho là đã tác thành cho hàng nghìn cặp đôi nên duyên vợ chồng mỗi năm
5 Loại Giấc Mơ Không Cần Giải Thích
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những giấc mơ trong khi ngủ. Có người sau khi tỉnh dậy thì muốn giải mộng xem lành dữ ra sao. Nhưng phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giấc mơ đều có thể giải...
VÌ SAO GỌI TÊN LÀ NÚI CHỨA CHAN
Ngày xưa, khi tôi còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán...
BÙA THẦN_Môn Phái LÂM KINH THẦN VÕ ĐẠO_Tu Luyện Giai Đoạn 1
Bùa là một lĩnh vực thần bí và rất ít người được tiếp cận. Trước đây có một thời rất thịnh hành nhưng ngày nay không còn được truyền dạy nữa,nếu có thì cũng còn rất ít người có thời gian theo học. Bài...
BÙA NUÔI CON NÍT HAY ĂN CHÓNG LỚN
Con nit thường hay khóc đêm,bieng6 ăn khó ngủ... có bài viết của Thày XanAnBinh chia se nay đăng lại để lưu giữ và hy vọng sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc nuôi con nhỏ.
Phù Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú (Pháp Cầu Tài)
Pháp này thuộc về Phật Giáo Bắc Tông,ai phát lòng cầu nguyện Pháp này,thì sẽ được phú quý và an lành,mọi sở cầu về tài vật đều được mãn nguyện,muốn tu trì pháp này trước thời phải phát nguyện làm nhiều...
TÀI THẦN GANAPATI BÀI 2-3
Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), và vợ là thần...
TÀI THẦN GANAPATI  BÀI 1
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ Giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Vị...

Trao đổi qua email