BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ

BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ

BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ

BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ

BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ
BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ

BÍ ẨN LỜI NGUYỀN Ở CHÙA THIÊN MỤ

18-01-2018 10:59:51 AM
Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ (TP. Huế) nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. ấy vậy mà, nơi chốn cửa phật từ bi này còn được gán một lời nguyền nghiệt ngã.
Chùa Thiên Mụ hiện có 2 quả chuông. Một quả chuông được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong một ngôi nhà bát giác phía bên trái tháp Phước Duyên nhìn từ ngoài cổng vào. Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, cân nặng 3.285kg. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Chuông này hiện nay chỉ được đặt như một pháp khí của chùa mà không đánh. Còn tiếng chuông Thiên Mụ từng được nhắc đến trong ca dao, là từ chiếc chuông được đúc vào năm Gia Long thứ 14 (1815), đặt trên lầu chuông bên trái cổng chùa dẫn vào điện Đại Hùng.
Chuông Thiên Mụ cấu thành từ một hàm lượng hợp kim đặc biệt, lại mang trong mình giá trị tâm linh nên tạo nên âm sắc vang xa, bay vút lên trời cao thấu đến lòng người, khiến tâm thanh thản, giũ sạch bụi trần.
 

 

Nhà vua cũng cho xây dựng hai tiểu đình trước Nghi môn để dựng bia đá khắc bài minh Thiên Mụ chung thanh. Bài minh có đoạn: “Bách bát hồng thanh tiêu bách kết. Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên”. Nghĩa là: “Một trăm lẻ tám tiếng chuông tiêu tan trăm nỗi oan kết muộn phiền. Ba ngàn thế giới tỉnh ba duyên”.
Thượng tọa Thích Trí Tựu, trụ trì hiện nay của chùa cho biết: “Từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn đánh mỗi ngày hai lần, lúc 19h30 và 3h30 sáng. Mỗi lần đánh trong thời gian 60 phút, bằng 108 tiếng chuông để xóa đi 108 nỗi phiền muộn trong thế gian. Khi được hỏi về con số 108, vị hòa thượng điềm đạm cho biết: Theo giáo lý nhà phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý tình cảm. Và trong mỗi tiếng chuông đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa những nỗi oan khiên, chán chường.
 

 

Duyên cớ lời nguyền nơi cổ tự
Chuyện kể rằng, khi chúa Nguyễn vẫn còn cai trị vùng Đàng Trong, và tình yêu đôi lứa vẫn còn nằm trong sự sắp đặt của cha mẹ, có cô gái con nhà quan danh giá, xinh đẹp đem lòng yêu một chàng trai mồ côi, lại nghèo khó. Mối tình vụng trộm của họ như con thuyền trắc trở không bến đỗ vì bị gia đình nhà gái ngăn cấm quyết liệt. Quá đau khổ, đôi trai gái cùng nhau ra sông Hương tự vẫn, vì những tưởng sống không đến được thì chết sẽ bên nhau mãi mãi. Nhưng trớ trêu thay, khi trái tim chàng trai đã ngừng đập dưới đáy sông Hương sâu thẳm, cô gái lại may mắn dạt vào bờ và được những người địa phương tốt bụng cứu sống. Gia đình cô gái tìm về, ép nàng lấy một vị quan nhất phẩm trong triều mà họ đã nhắm từ trước. Thời gian trôi qua, cô gái cũng dần nguôi ngoai nỗi buồn về người yêu cũ, thuận lấy chồng và sống một cuộc đời vinh hoa. Chờ người yêu mỏi mòn không thấy, oan hồn chàng trai uất hận cho số phận bất trắc của mình, bèn lang bạt vào chùa Thiên Mụ ngự trước mặt sông Hương, thề độc sẽ phá những đôi tình nhân đến đây viếng chùa. Có lẽ vì tích đó mà người ta truyền miệng nhau rằng, những ai còn cô đơn đến đây thành tâm cầu nguyện sẽ gặp được người thương, còn nếu có người yêu mà dắt nhau tới chùa, ắt sẽ chia lìa tan tác.
 

 

Gặp nhóm bạn trẻ sinh viên trường Đại học sư phạm Huế cùng lên thăm chùa, các bạn thành thực cho biết: “Chúng em nghe nhiều lắm rồi về lời đồn đó, nó có thật hay không chẳng ai lý giải rõ ràng cả. Nhưng nếu nghe kể đôi tình nhân nào đó yêu nhau đến chùa Thiên Mụ rồi về đứt tơ duyên, người ta càng khẳng định lời nguyền trên ứng nghiệm(!?). Còn những ai vẫn hạnh phúc vẹn đầy thì lời nguyền này chỉ xem như câu chuyện đùa được thần thánh hóa, thêu dệt mà nên, tin hay không là tùy ở mỗi người mà thôi”.
Phúc- họa ở chính mình
Đức Phật có câu: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”- đại ý rằng, con người là chủ của mình, không là nô lệ của ngoại cảnh. Và, một trong các giáo lý của phật giáo là Lý duyên sinh. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất.
 

 

Phật giáo cũng lại có câu: “Trên trời, dưới trời chỉ có ta là tối thượng”. ý nghĩa là không có thượng đế nào sinh ra ta, không có đấng tạo hóa nào sinh ra ta. Câu nói đó còn mang một ý nghĩa khác, ấy là cuộc đời của ta như thế nào: Sướng hay khổ, giàu hay nghèo, hạnh phúc hay bất hạnh tất cả đều do ta quyết định. Phật cũng muốn chỉ cho chúng sinh thấy rằng, con người phải bắt đầu với chính mình, mọi việc trên cuộc đời này là tự mình làm, tự mình quyết định lấy mình. Nếu không tự giác ngộ lấy, thì những điều phù phiếm, xấu xa sẽ chi phối, dắt dẫn khiến chúng ta trở nên ngu muội mà thôi. Vậy thì ắt hẳn, lời nguyền kia có ứng nghiệm hay không, là bởi cái duyên của mỗi người mà thôi. Nữa, là nếu tình yêu đôi lứa nếu đủ chân thành và sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.
Từ xưa đến nay, người ta tin tưởng đạo phật là đạo từ bi, là đạo hiền lành, đạo vị tha.. Vì sự tin tưởng đó, cho nên khi đến chùa, tự nhiên cảm thấy mình gần với đức phật. Chuyện kể, trước đây có một ông Đốc học ở Tiền Giang dẫn một đoàn học trò của mình ra Huế. Sau khi viếng thăm một số chùa, ông buột miệng: “Đi đến chùa rồi, tôi thấy đây là một chỗ tắm gội linh hồn của dân thành phố. Có lẽ chính bởi nhịp sống xô bồ, ồn ào, đầy rẫy bon chen khiến con người mỗi lần đến chùa thì tâm hồn sẽ được gột rửa được buồn bực, chán nản. Lối kiến trúc độc đáo, mộc mạc đã khiến cho chốn cổ tự mang lắm nét trầm mặc, tĩnh tại. Con người trần tục đến đây, ngắm nhìn những di vật xa xưa, đắm mình trong cái không gian thoáng đãng, xanh mát của đất trời, cỏ cây, cũng thấy lòng mình thanh thản đến lạ thường”.
 

 

Xin được mượn 4 câu thơ của nhà thơ Huyền Không để kết thúc chuỗi bài viết này:
 
 
“Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm. 
Chuông hôm gió sớm trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi”.

 

Mái chùa che chở hồn dân tộc như bao đời nay người ta vẫn nói. Thế nên, không có nghĩa lý gì khi người ta phải tin vào những lời nguyền không rõ gốc tích, phải vậy không?
(đăng trong Văn hóa Huế)
 
(Sưu tầm trên mạng)

BÀI VIẾT KHÁC

Tranh Họa Sĩ Bùi Xuân Phái
Họa Sĩ Xuận Bùi Phái học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ông sinh năm 1920 và mất năm 1988. Tranh ông rất nhiều thể loại.ông rất yêu thơ của nữ sĩ Hổ Xuân Hương nên đã vẽ minh họa một số bài đặc...
Danh Ngôn Hay Của Các Bậc Vĩ Nhân.
Danh ngôn của các bậc hiền triếc hay những vĩ nhân luôn mang ý nghĩa tích cực tác động vào tâm hồn của người đọc. Nó tạo ra động lực toa lớn giúp ta có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Cầu Duyên Ở Ngôi Đền Nguyệt Lão Linh Thiêng Nhất Ở Đài Loan
Ngôi đền nhỏ thờ Nguyệt lão tại Đài Loan được cho là đã tác thành cho hàng nghìn cặp đôi nên duyên vợ chồng mỗi năm
5 Loại Giấc Mơ Không Cần Giải Thích
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những giấc mơ trong khi ngủ. Có người sau khi tỉnh dậy thì muốn giải mộng xem lành dữ ra sao. Nhưng phải lưu ý rằng, không phải tất cả các giấc mơ đều có thể giải...
VÌ SAO GỌI TÊN LÀ NÚI CHỨA CHAN
Ngày xưa, khi tôi còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán...
BÙA THẦN_Môn Phái LÂM KINH THẦN VÕ ĐẠO_Tu Luyện Giai Đoạn 1
Bùa là một lĩnh vực thần bí và rất ít người được tiếp cận. Trước đây có một thời rất thịnh hành nhưng ngày nay không còn được truyền dạy nữa,nếu có thì cũng còn rất ít người có thời gian theo học. Bài...
BÙA NUÔI CON NÍT HAY ĂN CHÓNG LỚN
Con nit thường hay khóc đêm,bieng6 ăn khó ngủ... có bài viết của Thày XanAnBinh chia se nay đăng lại để lưu giữ và hy vọng sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong việc nuôi con nhỏ.
Phù Quán Âm Độ Trì Sanh Nhơn Chú (Pháp Cầu Tài)
Pháp này thuộc về Phật Giáo Bắc Tông,ai phát lòng cầu nguyện Pháp này,thì sẽ được phú quý và an lành,mọi sở cầu về tài vật đều được mãn nguyện,muốn tu trì pháp này trước thời phải phát nguyện làm nhiều...
TÀI THẦN GANAPATI BÀI 2-3
Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), và vợ là thần...
TÀI THẦN GANAPATI  BÀI 1
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ Giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Vị...

Trao đổi qua email

Chat với chúng tôi
Gọi
Sms